-
1 ISO LÀ GÌ? NHIỆM VỤ CỦA ISO LÀ GÌ?.
- 1.1 Tiêu chuẩn iso là gì.
- 1.2 Nhiệm vụ của ISO là gì.
- 2 THAM GIA ISO ĐƯỢC LỢI GÌ?.
-
3 VÌ SAO NÊN THAM GIA ISO 9000 ?
- 3.1 Các tiêu chuẩn chính của ISO 9000
- 3.2 Tình hình áp dụng thực tế tiêu chuẩn ISO 9000
-
4 ISO 9001:2015 CÓ GÌ KHÁC VỚI ISO 9001:2008 ?
- 4.1 ISO 9001:2015 là gì ?
- 4.2 ISO 9001:2008 là gì ?
- 4.3 SO SÁNH ISO 9001:2015 và ISO 9001:2008.
- 5 QUY TRÌNH ISO 9001:2015
-
6 HỆ THỐNG CÁC TIÊU CHUẨN ISO VÀ THUẬT NGỮ VỀ ISO NÊN BIẾT.
-
-
- 6.0.0.1
-
-
ISO LÀ GÌ? NHIỆM VỤ CỦA ISO LÀ GÌ?.
ISO (International Organization for Standardization) là hệ thống các quy chuẩn quốc tế được đặt ra dựa trên kinh nghiệm của những nhà quản lý thành công hàng đầu thế giới. ISO dịch ra tiếng Việt Nam là Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế.
Hiện nay có hơn 160 nước là thành viên ISO. Trụ sở chính của ISO hiện đang đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Việt Nam là nước thứ 77 tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn ISO. Các tiêu chuẩn ISO được chuyển thành tiếng Việt ban hành với tên gọi Tiêu Chuẩn Việt Nam (viết tắt là TCVN).
Các tiêu chuẩn ISO được áp dụng trên toàn thế giới với các tiêu chuẩn về thương mại và công nghiệp.
ISO được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947, cho đến nay các tiêu chuẩn đã được dần chuẩn hóa qua các phiên bản. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là một phiên bản ISO đánh dấu sự hoàn thiện 1 cách vượt bực.
iso la gi
Tiêu chuẩn iso là gì.
Tiêu chuẩn ISO là các quy tắc được chuẩn hóa quốc tế để giúp cho các tổ chức hoạt động phát triển bền vững, tạo ra các năng lực nâng cao giá trị của doanh nghiệp tổ chức trong mọi lĩnh vực thuộc sản xuất, thương mại, dịch vụ. Khi áp dụng các tiêu chuẩn ISO, chất lượng sản phảm được làm ra đáp ứng được yêu cầu chất lượng của người dùng.
Tùy vào nghành nghề, lĩnh vực mà có các bộ tiêu chuẩn ISO đặc thù riêng. Tiêu chuẩn ISO khi triển khai trong doanh nghiệp , tổ chức sẽ bao gồm tất cả các khâu sản xuất cũng như tổ chức nhân sự.
Nhiệm vụ của ISO là gì.
Để cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thương mại trong nước cũng như quốc tế. ISO với các tiêu chuẩn hóa thống nhất quốc tế giúp cho quá trình trao đổi này thuận lợi hơn. Đồng thời khi doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn ISO thì giá trị của doanh nghiệp trước cộng đồng quốc tế cũng tăng cao. Do vậy nhiệm vụ của ISO chính là thúc đẩy và hoàn thiện doanh nghiệp, tạo các tiềm lực mở rộng.
THAM GIA ISO ĐƯỢC LỢI GÌ?.
Điều đầu tiên có thể kể đến khi tham gia ISO doanh nghiệp, tổ chức sẽ có được cơ hội mở rộng. Với hơn 160 nước là thành viên của ISO, có hàng tỉ doanh nghiệp cùng tham gia, đây là cơ hội mở rộng với đối tác trong nước và quốc tế.
Khi áp dụng các tiêu chuẩn ISO đề ra doanh nghiệp có thể cung cấp 1 cách ổn định các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng của khách hàng. Đồng thời mở ra cơ hội để khách gắn bó được bền lâu với doanh nghiệp vì sự ổn định và chất lượng bạn cùng sự thỏa mãn mà bạn đem đến cho khách hàng.
Trong lĩnh vực sản xuất thì các sản phẩm đạt được tiêu chuẩn chất lượng như ý người dùng, người lao động được trang bị môi trường an toàn lao động, an toàn vệ sinh lao động họ sẽ càng cố gắng gắn bó với doanh nghiệp dài hơn và có trách nhiệm hơn với công việc. Xem thêm : An toàn lao động là gì? .
Khi tham gia ISO tổ chức doanh nghiệp có được hệ thống nhân sự hoạt động chuyên nghiệp, giảm bớt các thủ tục dư thừa từ đó giảm thiểu sự lãng phí về thời gian cũng như kinh phí hoạt động.
Các quy trình ISO mang đến cho doanh nghiệp hoạt động xuyên suốt không gián đoạn giúp cho sản phẩm được thúc đẩy tăng cao không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng. Vì thế năng lực hoạt động của công ty ngày càng cao. Có thể đáp ứng được các yêu cầu của các doanh nghiệp lớn mạnh.
lợi ích của iso 9000
VÌ SAO NÊN THAM GIA ISO 9000 ?
ISO 9000 là gì ? ISO 9000 là hệ thống tiêu chuẩn quản lý về chất lượng . ISO 9000 được viết tắt của International Organization for Standardization 9000.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1995, đến nay đã góp phần không nhỏ trong sự thay đổi tư duy của các cấp quản lý theo hướng tích cực và càng ngày càng hoàn thiện hơn.
Trở lại câu hỏi vì sao nên tham gia hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000? Đứng dưới góc độ của một người mua hàng thì điều quan trọng đối với họ chính là tiêu chuẩn chất lượng và giá kèm sự tiện lợi. Hệ thống Tiêu chuẩn ISO 9000 với cốt lõi là các tiêu chuẩn chất lượng vì vậy việc lựa chọn ISO 9000 đối với doanh nghiệp là một sự lựa chọn đúng đắn. Quy trình ISO 9000 có thể giải quyết điều khách hàng của bạn mong đợi đồng thơi cũng giúp được cho hoạt động nhân sự của bạn có tầm nhìn, năng lực định hướng cao hơn. Giúp doanh nghiệp bạn có năng lực cạnh tranh trong môi trường quốc tế với những khoản lợi nhuận ngày càng lớn hơn.
Phần đa khách hàng hiện tại đang hướng tới các sản phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng. Vì thế nếu không sớm hội nhập ISO 9000 , doanh nghiệp có thể bị đào thải trong 1 tương lai gần, vì ISO đang là 1 xu thế hướng tới của người tiêu dùng.
iso
Các tiêu chuẩn chính của ISO 9000
Hệ thống ISO 9000 có 4 phiên bản được xây dựng để quản lý các tiêu chuẩn chất lượng đó là: 9000, 9001, 9004, 9011. Wikipeadia liệt kê các tiêu chuẩn chính như sau:
- Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng: tiêu chuẩn này mô tả cơ sở của các hệ thống quản lý chất lựợng và quy định các thuật ngữ cho các hệ thống quản lý chất lượng, nó chứa đựng những ngôn ngữ cốt lõi của bộ tiêu chuẩn ISO 9000
- Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu: Đây là tiêu chuẩn trung tâm quan trọng nhất của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, nó sử dụng ở bất kì tổ chức mà thiết kế, phát triển, sản xuất, lắp đặt hay phục vụ cho bất kì 1 sản phẩm nào hoặc cung cấp bất kì kiểu dịch vụ nào. Nó đem lại số lượng yêu cầu mà các tổ chức cần phải hoàn thành nếu như nó làm vừa lòng khách hàng thông qua những sản phẩm và dịch vụ hoàn chỉnh mà làm thỏa mãn mong chờ của khách hàng. Đây chỉ là sự thực hiện một cách đầy đủ đối với bên kiểm soát thứ ba mà trao bằng chứng nhận.
- Tiêu chuẩn ISO 9004:2009 Hệ thống quản lý chất lượng - Quản lý cho sự thành công lâu dài của tổ chức - Một cách tiếp cận quản lý chất lượng.
- Tiêu chuẩn ISO 19011:2002 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường: Tiêu chuẩn này hướng dẫn về cách giá các hệ thống quản lý chất lượng
Tình hình áp dụng thực tế tiêu chuẩn ISO 9000
Khảo sát của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO. Năm 2011 có 1.079.647 chứng chỉ được cấp để chứng nhận doanh nghiệp áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Đến năm 2012, con số này là 1.101.272 chứng chỉ iso được cấp.
Hệ thống quản lý chất lượng
Tại Việt Nam, tính đến năm 2012 đã có 6144 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO , cho đến nay 2019, số doanh nghiệp được cấp chứng chỉ đã tăng đột biến. Những con số trên cho thấy sự phổ biến áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 trong đại bộ phận các doanh nghiệp toàn cầu đang tăng không ngừng.
ISO 9001:2015 CÓ GÌ KHÁC VỚI ISO 9001:2008 ?
Để có thể so sánh giữa tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO 9001:2008 chúng ta cần phải biết ISO 9001:2015 là gì? ISO 9001:2008 là gì?
ISO 9001:2015 là gì ?
ISO 9001:2015 (Quality management systems Requirements) là hệ thống các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và yêu cầu. ISO 9001:2015 là phiên bản thay thế ISO 9001:2008. Đây là phiên bản mới nhất của ISO 9001.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có điểm nhấn là dựa trên tư duy rủi ro. Giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh.
Hệ quản lý chất lượng ISO 9001:2015, quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi tổ chức :
- Hướng vào tiêu chuẩn và cung cấp bền vững sản phẩm. Có thể nói đây là hệ tiêu chuẩn giúp thỏa mãn khách hàng (Tiêu chuẩn ISO 9001:2008).
- Tiếp cận tư duy rủi ro, giúp tổ chức phát hiện các nguyên nhân khiến cho các hoạch định của doanh nghiệp không đạt được mục tiêu như mong muốn, đồng thời đưa ra các giải pháp ngăn ngừa để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu như đã định.
- Hệ quản lý ISO 9001:2015 có thể áp dụng không phụ thuộc vào quy mô tổ chức, loại hình tổ chức, nghành nghề. Vì thế, cho đến hiện nay khi nhắc đến ISO 9000 thì người ta cũng ngầm hiểu là đang nói đến tiêu chuẩn ISO 9001:2015 .
ISO 9001:2008 là gì ?
ISO 9001:2008 (Quality management systems - Requirements) là hệ thống quản lý chất lượng - yêu cầu, nằm trong hệ thống ISO 9001. (ISO 9001 lại là phiên bản của ISO 9000). Điểm chính mà hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đưa ra đó chính là sự thỏa mãn của khách hàng , đảm bảo các yêu cầu của khách hàng liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng.
iso 9001:2015
SO SÁNH ISO 9001:2015 và ISO 9001:2008.
Chúng ta đã biết Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là phiên bản ra đời sau phiên bản ISO 9001:2008. Vì thế ngoài việc kế thừa tất cả những điều tốt đẹp nhất mà ISO 9001:2008 có được thì ISO 9001:2015 còn khắc phục triệt để những khiếm khuyết mà phiên bản iso cũ để lại đồng thời bổ sung thêm những điểm mới giúp cho doanh nghiệp, tổ chức nâng cao được năng lực cạnh tranh cũng như hội nhập thương trường quốc tế.
So sánh về thuật ngữ ISO 9001:2015 và ISO 9001:2008
ISO 9001:2015 | ISO 9001:2008 |
Sản phẩm và dịch vụ | Sản phẩm |
Điều khoản loại trừ | |
Đại diện lãnh đạo về chất lượng | |
Thông tin bằng văn bản -> thông tin được tạo ra phục vụ hoạt động, bằng chứng về các kết quả đạt được | Vản bản, số tay chất lượng, các thủ tục bằng văn bản, hồ sơ |
Môi trường cho việc thực hiện các quá trình | Môi trường làm việc |
Các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp từ bên ngoài | Sản phẩm được mua |
Nhà cung cấp bên ngoài | Nhà cung cấp |
Các điều khoản bổ sung trong ISO 9001:2015 mà ISO 9001:2008 không có | |
4.1 Bối cảnh của tổ chức. 4.2 Hiểu biết các nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm. 4.3 Xác định phạm vi của HTQLCL Tiếp cận theo quản lý rủi ro |
|
Các điều khoản được lược bỏ ở ISO 9001:2008 không còn dùng ở ISO 9001:2015 | |
1.2 Áp dụng 4.2.2 Sổ tay chất lượng 4.2.3 Kiểm soát tài liệu 4.2.4 Kiểm soát hồ sơ 5.5.2 Đại diện của lãnh đạo 7.5.2 Xác nhận giá trị sử dụng 8.2.3 Theo dõi và đo lường các quá trình 8.2.4 Theo dõi và đo lường sản phẩm 8.5.3 Hành động phòng ngừa |
Phiên bản ISO 9001:2015 có thuật ngữ dễ hiểu và phạm vi sử dụng thuật ngữ được rộng rãi hơn. Một số thuật ngữ ở phiên bản cũ không còn được sử dụng ở phiên bản mới.
QUY TRÌNH ISO 9001:2015
Quy trình ISO được thực hiện dựa trên các bước chính tuần tự và lặp lại như sau:
Đặt ra mục tiêu chất lượng - > Xây dựng kế hoạch thực hiện > Thông báo trong nội bộ tổ chức > Chuẩn bị tài liệu > Thực hiện kế hoạch > Tổng kết đánh giá > Đề ra mục chất lượng mới cao hơn ( tiếp quy trình lặp).
Các bước chính của quy trình như vậy nhưng nội dung chi tiết của từng bước trong quy trình đều được quy định trong ISO 9001:2015 - Hướng Dẫn. TCVN ISO 9001:2015 là bản tiếng Việt hướng dẫn tương đương bản quốc tế ISO 9001:2015.
Quy trình ISO
HỆ THỐNG CÁC TIÊU CHUẨN ISO VÀ THUẬT NGỮ VỀ ISO NÊN BIẾT.
ISO 9000 - Quản lý chất lượng .
Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 : Quản lý chất lượng - Các yêu cầu. Hướng dẫn tương đương : TCVN ISO 9001:2000
Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu. Hướng dẫn tương đương : TCVN ISO 9001:2008
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu. Hướng dẫn tương đương: TCVN ISO 9001:2015
Tiêu chuẩn ISO 9004:2009 Hệ thống quản lý chất lượng - Quản lý cho sự thành công lâu dài của tổ chức - Một cách tiếp cận quản lý chất lượng.
Tiêu chuẩn ISO 19011:2002 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường.
ISO 3166 - Mã quốc gia.
ISO 14001 - quản lý môi trường.
ISO 26000 - Trách nhiệm xã hội.
ISO 31000 - Quản lý rủi ro.
ISO 50001 - Quản lý năng lượng.
ISO 45001 - Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp.
ISO 13485 - Thiết bị y tế .
ISO 37001 - Hệ thống quản lý chống tham nhũng.
iso là gì, s/o là gì, s/o trong xuất nhập khẩu là gì, iso la gi, tiêu chuẩn iso là gì, quy trình iso là gì, hồ sơ là gì, tài liệu là gì, iso là gi, chuẩn iso là gì, hệ thống iso là gì, hệ thống quản lý chất lượng iso là gì, nhân viên iso là gì, quy trinh iso, định nghĩa tài liệu, chứng chỉ iso là gì, nguyên tắc quản lý chất lượng, các tiêu chuẩn iso, cách lưu trữ hồ sơ theo iso, iso 9001 la gi, qt là gì, spu là gì, so la gi, quản lý chất lượng là gì, hệ thống quản lý chất lượng iso 9001 là gì, sơ đồ hóa quy trình lập hồ sơ công việc, nguyên tắc quản lý là gì, mục tiêu chất lượng là gì,