Danh sách câu hỏi dành cho liên kết đào tạo
 
Câu hỏi về Liên kết đào tạo
Bạn đang nghĩ đến việc theo học một chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài? Nếu câu trả lời là "có", điều quan trọng là bạn phải dành thời gian tìm hiểu về tính pháp lý của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
 
Với chức năng quản lý nhà nước về liên kết đào tạo với nước ngoài, Cục Đào tạo với nước ngoài đã biên soạn một số câu hỏi thường gặp để giúp các bạn có được sự lựa chọn đúng đắn.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA SINH VIÊN VÀ HỌC VIÊN

1. Thế nào là chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài hợp pháp?
 
2. Tìm hiểu thông tin về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ cao đẳng, đại học đã được cấp phép hoạt động ở đâu?
 
3. Dấu hiệu nhận biết chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học không hợp pháp hoặc kém chất lượng?
 
4. Tìm thông tin về tình trạng kiểm định chất lượng hay thứ hạng các trường đại học nước ngoài ở đâu?
 
5. Tại sao lại phải thực hiện công nhận văn bằng của nước ngoài cấp cho người Việt Nam?
 
6. Việc theo học một chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài hợp pháp có đồng nghĩa với việc được tự động công nhận văn bằng hay không? Có bắt buộc phải thực hiện công nhận văn bằng?
 
7. Cá nhân tự đăng ký tham gia học online với trường nước ngoài hoặc tham gia chương trình liên kết đào tạo không hợp pháp thì văn bằng có được công nhận tại Việt Nam không?
 
8. Văn bằng Thạc sĩ, tiến sĩ của trường nước ngoài cấp cho người tham dự Chương trình du học gồm một số đợt học ngắn ngày ở nước ngoài có được công nhận không?
 
9. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam theo học chương trình liên kết đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt có được công nhận không?
 
10. Trong trường hợp chương trình liên kết đào tạo bị dừng trước thời hạn thì các Bên liên kết phải có trách nhiệm như thế nào đối với người học và giảng viên?

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

1. Các quy định về liên kết đào tạo với nước ngoài và tư vấn du học?
 
2. Phân biệt các hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài, tư vấn du học và trao đổi sinh viên như thế nào?
 
3. Một cơ sở giáo dục đại học muốn thực hiện trao đổi sinh viên với trường đại học nước ngoài có phải xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo không?
 
4. Một trường đại học muốn hoạt động dịch vụ tư vấn du học có phải làm thủ tục xin phép không?
 
5. Một cơ sở giáo dục đại học muốn tham gia hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài có phải xin phép không? Thủ tục và hồ sơ?
 
6. Cơ sở giáo dục của của Việt Nam chưa được mở ngành đào tạo đại học chính quy thì có được thực hiện liên kết đào tạo ngành đó với nước ngoài hay không?
 
7. Muốn tìm hiểu thông tin về uy tín và chất lượng của trường đối tác nước ngoài thì làm thế nào?
 
8. Liên kết đào tạo cấp bằng của nước ngoài có được giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch không?
 
9. Việc tìm đối tác nước ngoài để liên kết đào tạo với nước ngoài có phải xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo không? Địa chỉ để được giới thiệu đối tác nước ngoài phù hợp và tin cậy?
 
10. Thủ tục gia hạn chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài?

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA SINH VIÊN VÀ HỌC VIÊN

Điểm neo1. Thế nào là chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài hợp pháp?
 
Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài hợp pháp là chương trình được cơ quan chức năng phê duyệt theo đúng thẩm quyền. Tất cả các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài cấp văn bằng trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học đều phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học của các trường đại học, trường cao đẳng, học viện và viện nghiên cứu trong cả nước (ngoại trừ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và các trường đại học thành viên của các đại học).
 
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên phê duyệt các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài thực hiện tại các trường đại học thành viên.
 
Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã được thí điểm trao quyền tự chủ trong liên kết đào tạo với nước ngoài.
 
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt các chương trình liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
 
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ Cao đẳng nghề.
 
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ Trung cấp nghề. (Điều 15 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP)
 
Điểm neo2. Tìm hiểu thông tin về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ cao đẳng, đại học đã được cấp phép hoạt động ở đâu?
 
Truy cập website của các đại học (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế và Đại học Thái Nguyên) để biết về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài của các trường đại học thành viên của các đại học;
 
hoặc truy cập website của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội để biết thông tin về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài của Trường Đại học Bách khoa;
 
Điểm neo3. Dấu hiệu nhận biết chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học không hợp pháp hoặc kém chất lượng?
 
Hãy yêu cầu đơn vị tham gia hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài cung cấp Quyết định cấp phép các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài của các cơ quan chức năng. Nếu đơn vị thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học không cung cấp được Quyết định cấp phép hoạt động của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc của Giám đốc các đại học thì đó là chương trình liên kết đào tạo không hợp pháp (ngoại trừ chương trình liên kết đào tạo cấp chứng chỉ do thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học phê duyệt).
 
Ngoài ra những dấu hiệu sau cũng giúp bạn nhận biết chương trình liên kết đào tạo không hợp pháp hoặc kém chất lượng.
 
- Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài do một tổ chức không phải là trường cao đẳng, trường đại học, học viện và viện nghiên cứu quảng cáo tuyển sinh. Lưu ý chỉ có các cơ sở giáo dục đại học (các trường cao đẳng, trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, các đại học) mới được phép liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học.
 
- Chương trình liên kết đào tạo cấp văn bằng của nước ngoài nhưng không yêu cầu ứng viên phải đạt trình ngoại ngữ B2 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu hoặc tương đương trước khi theo học các môn học chính khóa trong chương trình liên kết đào tạo.
 
- Chương trình liên kết đào tạo cấp văn bằng của nước ngoài nhưng sẽ được giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch.
 
Điểm neo4. Tìm thông tin về tình trạng kiểm định chất lượng hay thứ hạng các trường đại học nước ngoài ở đâu?
 
Bạn có thể tìm hiểu về xếp hạng của các trường đại học trên thế giới thông qua những Bảng xếp hạng uy tín như Tạp chí Times Higher Education và Đại học Giao thông Thượng Hải . Các nước như Anh và Hoa Kỳ đều xếp hạng các trường đại học trong nước .
 
Một cơ sở giáo dục được phép hoạt động không đồng nghĩa với việc đã được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục công nhận chất lượng. Ví dụ tại Hoa Kỳ, để khẳng định chất lượng, trường đại học phải được kiểm định bởi tổ chức kiểm định đã được Bộ Giáo dục Hoa kỳ (USDE) hoặc Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục đại học (CHEA) hoặc cả hai cơ quan này cùng công nhận. Để tìm hiểu về kiểm định chất lượng giáo dục đại học của một trường đại học tại Hoa Kỳ, chỉ cần tham khảo website chính thức của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ hoặc website của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
 
Điểm neo5. Tại sao lại phải thực hiện công nhận văn bằng của nước ngoài cấp cho người Việt Nam?
 
Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị thực hiện dịch vụ công về công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp
 
Do hệ thống văn bằng của các nước khác nhau nên mới phát sinh nhu cầu công nhận tương đương văn bằng. Bản chất của công nhận văn bằng là so sánh, đối chiếu và công nhận tương đương với văn bằng Việt Nam chứ không phải là cấp bằng của Việt Nam.
 
Việc công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp có ý nghĩa quan trọng, vì sẽ giải quyết được một số vấn đề phát sinh trong thực tế, mang lại hiệu quả thiết thực, bao gồm:
 
- Người học sẽ chú trọng hơn trong việc chọn đúng cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo phù hợp để được nhà nước hoặc các cơ quan sử dụng công nhận văn bằng, tránh lãng phí tiền của vì chọn không đúng cơ sở hoặc chương trình đào tạo.
 
- Cơ quan nhà nước, cơ quan sử dụng nhân lực, đánh giá đúng chất lượng văn bằng do các cơ sở nước ngoài cấp.
 
Điểm neo6. Việc theo học một chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài hợp pháp có đồng nghĩa với việc được tự động công nhận văn bằng hay không? Có bắt buộc phải thực hiện công nhận văn bằng?
 
Việc theo học một chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài hợp pháp không đồng nghĩa với việc được tự động công nhận văn bằng. Chỉ những văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên thì không phải làm thủ tục công nhận văn bằng.
 
Cá nhân có nhu cầu về công nhận văn bằng (theo yêu cầu của cơ quan tuyển dụng hoặc của đơn vị tuyển sinh nếu bạn muốn học tiếp lên các trình độ cao hơn) cần liên hệ Viện ESC theo địa chỉ daotaoesc@gmail.com để được hướng dẫn thủ tục công nhận văn bằng của nước ngoài cấp cho người Việt Nam.
 
(tham khảo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc công nhận văn bằng của nước ngoài cấp cho Việt Nam và Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT).
 
Điểm neo7. Cá nhân tự đăng ký tham gia học online với trường nước ngoài hoặc tham gia chương trình liên kết đào tạo không hợp pháp thì văn bằng có được công nhận tại Việt Nam không?
 
Câu trả lời là "Không".
 
Đối với văn bằng của các chương trình đào tạo từ xa, BGDĐT quy định:
 
“Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục nước đó công nhận và được BGDĐT Việt Nam cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam”.
 
Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam theo học các chương trình liên kết đào tạo không hợp pháp thì không được công nhận tại Việt Nam. (Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc công nhận văn bằng của nước ngoài cấp cho Việt Nam)
 
Điểm neo8. Văn bằng Thạc sĩ, tiến sĩ của trường nước ngoài cấp cho người tham dự Chương trình du học gồm một số đợt học ngắn ngày ở nước ngoài có được công nhận không?
 
Câu trả lời là "Không".
 
Thực tế, chương trình này là chương trình tư vấn du học theo hình thức đào tạo từ xa nên văn bằng không được công nhận tại Việt Nam.
 
Điểm neo
 
Điểm neo9. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam theo học chương trình liên kết đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt có được công nhận không?
 
Câu trả lời là "Không"
 
Nghị định số 73/2012/NĐ-CP đã quy định ngôn ngữ giảng dạy các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo cấp văn bằng của nước ngoài phải được thực hiện bằng ngoại ngữ. Liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định thì văn bằng của nước ngoài cấp cho người theo học chương trình liên kết đào tạo sẽ không được công nhận tại Việt Nam.
 
Điểm neo
 
Điểm neo10. Trong trường hợp chương trình liên kết đào tạo bị dừng trước thời hạn thì các Bên liên kết phải có trách nhiệm như thế nào đối với người học và giảng viên?
 
Các Bên liên kết có trách nhiệm thực hiện đúng Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo. Ngoài ra các Bên liên kết phải:
 
(i) Cung cấp đầy đủ, rõ ràng các thông tin liên quan đến chương trình liên kết đào tạo trên website của cơ sở liên kết và chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin này.
 
(ii) Chịu trách nhiệm về giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài cấp cho người học. (iii) Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người học, cán bộ, giảng viên và những người lao động khác trong trường hợp chấm dứt hoặc buộc phải chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài trước thời hạn. Cụ thể như sau:
 
- Liên hệ để chuyển sang cơ sở đào tạo khác số học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đã được tuyển sinh theo quy định;
 
- Bồi hoàn kinh phí cho người học đối với trường hợp cung cấp chương trình đào tạo và cấp văn bằng không được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;
 
- Thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, các quyền lợi khác của giảng viên và người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể.
 
(Điều 19 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP)
 
Điểm neo CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
 
Để giúp các cơ sở giáo dục đại học tìm hiểu và thực hiện đúng quy định về liên kết đào tạo với nước ngoài, Cục Đào tạo với nước ngoài đã tổng hợp những câu hỏi thường gặp của các cơ sở giáo dục đại học.
 
Nếu cơ sở giáo dục có câu hỏi khác, đề nghị liên hệ Viện ESC
 
Điểm neo1. Các quy định về liên kết đào tạo với nước ngoài và tư vấn du học?
 
- Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
 
- Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT ngày 15/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
 
- Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/8/2014 quy định về quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế đối với hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT- BTC-BLĐTB&XH ngày 26/8/2014 - Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày 15/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập
 
- Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam
 
- Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/4/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài - Thông tư số 23/2013/TT-BGDĐT ngày 28/6/2013 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra, thi, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học
 
- Thông tư số 29/2013/TT-BGDĐT ngày 25/7/2013 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học
 
Tham khảo tại Mục Văn bản 
 
Điểm neo2. Phân biệt các hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài, tư vấn du học và trao đổi sinh viên như thế nào?
 
Liên kết đào tạo với nước ngoài: là hình thức hợp tác giữa cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài để cấp văn bằng hoặc chứng chỉ mà không thành lập pháp nhân (khoản 1 Điều 2 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP).
 
Liên kết đào tạo có thể thực hiện trực tiếp theo chương trình của nước ngoài do 02 Bên xây dựng; thực hiện toàn bộ chương trình tại Việt Nam hoặc một phần chương trình tại Việt Nam, một phần chương trình tại nước ngoài; cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam, của nước ngoài hoặc cấp riêng theo quy định của từng bên.
 
Dịch vụ tư vấn du học là các hoạt động: Giới thiệu, tư vấn thông tin về trường học, khóa học tại nước ngoài; tổ chức quảng cáo, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm về du học nước ngoài; tổ chức tuyển sinh du học; tổ chức bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, văn hóa và kỹ năng cần thiết khác cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập; tổ chức đưa người ra nước ngoài học tập, đưa phụ huynh hoặc người giám hộ tham quan nơi đào tạo ở nước ngoài trước khi quyết định đi du học; tổ chức đưa người học đến cơ sở giáo dục nước ngoài khi người học được cơ sở giáo dục nước ngoài đồng ý tiếp nhận; theo dõi và hỗ trợ lưu học sinh trong thời gian học tập tại nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến việc gửi công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập (khoản 4 Điều 3 Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg).
 
Trao đổi sinh viên là hình thức hợp tác theo thỏa thuận song phương giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, theo đó sinh viên hệ chính quy của 02 trường được đăng ký theo học một phần chương trình đào tạo tại trường đối tác và có được cấp bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài hoặc của chính cơ sở giáo dục Việt Nam.
 
Điểm neo3. Một cơ sở giáo dục đại học muốn thực hiện trao đổi sinh viên với trường đại học nước ngoài có phải xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo không?
 
Việc trao đổi sinh viên thuộc quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học quy định tại Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ và tại Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.
 
Tuy nhiên các cơ sở giáo dục đại học chỉ được thực hiện Chương trình trao đổi sinh viên với trường đối tác nước ngoài có uy tín, được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục kiểm định và công nhận chất lượng tại nước sở tại. Đồng thời, trong quá trình thực hiện Chương trình trao đổi sinh viên, cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện các quy định tại Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày 15/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam và Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/4/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài.
 
Điểm neo4. Một trường đại học muốn hoạt động dịch vụ tư vấn du học có phải làm thủ tục xin phép không?
 
Câu trả lời là "Có".
 
Để được hoạt động dịch vụ tư vấn du học, các trường đại học và các tổ chức cần làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học tại Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở.
 
Điểm neo5. Một cơ sở giáo dục đại học muốn tham gia hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài có phải xin phép không? Thủ tục và hồ sơ?
 
Câu trả lời là "Có".
 
Các cơ sở giáo dục Việt Nam muốn thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài để cấp văn bằng đều phải chuẩn bị Hồ sơ đề nghị phê duyệt Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP và gửi về các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt:
 
- Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ Giáo dục và Đào tạo tại 21 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đối với các chương trình cấp bằng của nước ngoài hoặc cấp song bằng (mỗi bên cấp riêng theo quy định của từng bên).
 
- Vụ Giáo dục Đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo tại 49 Đại Cồ Việt, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đối với trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học cấp bằng của Việt Nam. - Đại học Quốc gia Hà Nôi, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên đối với liên kết đào tạo của các trường đại học thành viên của các đại học nêu trên.
 
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đối với liên kết đào tạo trình độ cao đẳng nghề.
 
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với trình độ trung cấp nghề.
 
- Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
 
- Hiệu trưởng (Giám đốc) cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt các chương trình liên kết đào tạo cấp chứng chỉ. (Điều 16 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP)
 
Điểm neo6. Cơ sở giáo dục của của Việt Nam chưa được mở ngành đào tạo đại học chính quy thì có được thực hiện liên kết đào tạo ngành đó với nước ngoài hay không?
 
Câu trả lời là "Không".
 
Các cơ sở giáo dục chỉ được phép liên kết đào tạo với nước ngoài trong phạm vi ngành, nghề và trình độ đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép thực hiện (Điều 7 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP).
 
Ví dụ: một trường đại học đã mở ngành đào tạo trình độ đại học ngành Quản trị Kinh doanh nhưng chưa được giao nhiệm vụ đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh thì chỉ được phép liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học ngành Quản trị Kinh doanh và không được phép liên kết với nước ngoài để cấp bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
 
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hợp tác liên kết đào tạo ngành, chuyên ngành đào tạo mới, không thuộc danh mục các ngành, chuyên ngành đã được ban hành, trên cơ sở xem xét sự cần thiết của ngành, chuyên ngành đó đối với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước (khoản 4 Điều 8 Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT). Trong trường hợp này, hồ sơ liên kết đào tạo phải bổ sung:
 
(i) Văn bản xác định nhu cầu nhân lực và mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực đã được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở giáo dục thông qua;
 
ii) Thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới, kèm theo chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng hoặc được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng của ít nhất 2 cơ sở giáo dục nước ngoài để tham khảo.
 
Điểm neo7. Muốn tìm hiểu thông tin về uy tín và chất lượng của trường đối tác nước ngoài thì làm thế nào?
 
Các cơ sở giáo dục có thể tìm hiểu về xếp hạng của các trường đại học trên thế giới thông qua những Bảng xếp hạng uy tín như Tạp chí Times Higher Education và Đại học Giao thông Thượng Hải . Các nước như Anh và Hoa Kỳ đều xếp hạng các trường đại học trong nước.
 
Một cơ sở giáo dục được phép hoạt động không đồng nghĩa với việc đã được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục công nhận chất lượng. Ví dụ tại Hoa Kỳ, để khẳng định chất lượng, trường đại học phải được kiểm định bởi tổ chức kiểm định đã được Bộ Giáo dục Hoa kỳ (USDE) hoặc Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục đại học (CHEA) hoặc cả hai cơ quan này cùng công nhận. Để tìm hiểu về kiểm định chất lượng giáo dục đại học của một trường đại học tại Hoa Kỳ, chỉ cần tham khảo website chính thức của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ hoặc website của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
 
Ngoài ra, có thể truy cập website chính thức của từng trường để tìm hiểu các thông tin khác như lịch sử thành lập trường, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên, các chương trình, trình độ đào tạo, số lượng sinh viên/ học viên hiện đang theo học tại trường. Từ các thông tin này có thể đánh giá thêm về chất lượng và uy tín của trường.
 
Điểm neo8. Liên kết đào tạo cấp bằng của nước ngoài có được giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch không?
 
Các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp văn bằng của nước ngoài phải được giảng dạy bằng ngoại ngữ, không được phép giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch.
 
Sinh viên và học viên chương trình liên kết đào tạo trình độ đại học và sau đại học phải đạt trình độ ngoại ngữ B2 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu hoặc tương đương mới được theo học các môn đào tạo chính khóa.
 
Nếu ứng viên chưa đạt yêu cầu ngoại ngữ theo quy định, cơ sở giáo dục Việt Nam có thể tổ chức lớp bồi dưỡng ngoại ngữ trước khi học viên vào học chương trình chính khóa.
 
Điểm neo9. Việc tìm đối tác nước ngoài để liên kết đào tạo với nước ngoài có phải xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo không? Địa chỉ để được giới thiệu đối tác nước ngoài phù hợp và tin cậy?
 
Các cơ sở giáo dục đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tìm đối tác nước ngoài để liên kết đào tạo trên cơ sở đáp ứng Quy định tại Điều 7 và Điều 15 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.
 
Điểm neo10. Thủ tục gia hạn chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài?
 
Các cơ sở thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài nộp Hồ sơ 06 tháng trước khi Chương trình liên kết đào tạo hết hiệu lực.
 
Điều kiện để được gia hạn và Hồ sơ gia hạn quy định tại Điều 17 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.
 
Lưu ý báo cáo tổng kết hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài cần bao gồm các minh chứng về quá trình tổ chức thực hiện chương trình liên kết đào tạo (từ công tác tuyển sinh, đào tạo, giảng viên và văn bằng sẽ cấp), đánh giá về hiệu quả chương trình, những kiến nghị, đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước về liên kết đào tạo với nước ngoài.
 
 
 
cialis generico viagra werking levitra pas cher cialis uten resept viagra priser apotek levitra comprimidos viagra precio en farmacia viagra nettbutikk cialis netist? viagra generico prezzo viagra generico levitra generika cialis kopen in nederland hva er kamagra kamagra sverige Kamagra schweiz levitra kopen levitra preis viagra on line cialis pas cher kamagra gel comprar viagra online kaufen viagra hinta kamagra oral jelly viagra kopen