Huấn luyện an toàn vận hành thiết bị nâng, xe nâng hàng
Huấn luyện an toàn vận hành thiết bị nâng, xe nâng hàng
An toàn vận hành thiết bị nâng, xe nâng hàng
Tham khảo thêm: Huấn luyện an toàn vận hành bình áp lực
Ngoài những kiến thức về “Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động” cũng như những “Kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh lao động” được quy định tại “Phụ lục IV của nghị định số 44/2016NĐ-CP”. Khóa học “An toàn trong vận hành thiết bị nâng, xe nâng hàng” sẽ đi sâu về các kiến thức chuyên ngành như:
I. VĂN BẢN PHÁP QUY:
– Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến việc sản xuất, mua bán, sử dụng các thiết bị nâng, xe nâng hàng. – Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong các lĩnh vực chế tạo, vận hành và kiểm định an toàn nhóm thiết bị nâng, thang máy, xe nâng hàng…
II. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH:
1. Các khái niệm cơ bản:
– Phân loại thiết bị nâng theo tiêu chuẩn Việt nam. Các đặc trưng để phân biệt các loại thiết bị nâng: Máy trục kiểu cẩu, cần trục, máy xây dựng, xe nâng hàng, thang máy…
– Khái niệm cơ bản về: vật liệu chế tạo, kiểm soát quá trình chế tạo, kiểm tra và thử nghiệm chất lượng mối hàn khi chế tạo thiết bị nâng.
– Khái niệm về chế độ làm việc của thiết bị nâng.
2. Cấu tạo các bộ phận chính trong thiết bị nâng: cơ cấu nâng hạ, cơ cấu an toàn, cơ cấu di chuyển, phanh:
– Cấu tạo chi tiết, công dụng, nguyên lý làm việc của các cơ cấu.
– Các hư hỏng, các yếu tố nguy hiểm thường gặp khi làm việc với thiết bị nâng.
3. Cấu tạo, phương pháp kiểm tra các yếu tố nguy hiểm của các chi tiết, bộ phận:
3.1. Cáp, xích:
– Các khái niệm về cấu tạo cáp, bước bện cáp, lực kéo đứt cáp, điều kiện loại bỏ cáp, các hư hỏng thường gặp.
– Các loại xích, ưu, nhược điểm của xích so với cáp. Ứng dụng của xích, cách kiểm tra xích.
3.2. Móc:
– Cấu tạo móc đơn, móc đôi, ứng dụng của chúng.
– Phương pháp loại bỏ móc.
– Các cơ cấu mang tải khác, bài toán treo xiên.
3.3. Phanh:
– Cấu tạo phanh đai, má, áp trục.
– Các yêu cầu an toàn.
3.4. Tang tời và puly:
– Các loại tang ma sát, cắt rãnh, ứng dụng, công dụng puly.
– Yêu cầu an toàn đối với tang, puly.
3.5. Cần và kết cấu kim loại:
– Cấu tạo cần, kết cấu kim loại, các hư hỏng thường gặpQuan hệ Q-L, Q-H, Q-Góc nghiêng cần.
– Bảng quan hệ tải trọng – tầm với và các sự cố quá tải ở tầm với tương ứng.
3.6. Thiết bị an toàn
– Công dụng của từng loại thiết bị an toàn, vị trí đặt.
– Yêu cầu an toàn của từng thiết bị.
4. Các kiến thức về an toàn, quy trình vận hành và xử lý sự cố:
4.1. Các sự cố và nguyên nhân:
– Các sự cố và nguyên nhân của đứt, tuột cáp, gẫy cần, tuột phanh, gẫy, tuột móc.
– Cháy cần trục do phóng điện.
– Lật đổ xe nâng hàng.
– Gây tai nạn cho những người làm việc xung quanh.
4.2. Quy trình vận hành, xử lý sự cố:
– Các bước của quy trình vận hành an toàn.
– Những điều cấm khi vận hành thiết bị.
– Hệ thống các tín hiệu tayXử lý sự cố khi gặp phải.
5. Kiểm tra và bảo trì cho các bộ phận quan trọng:
– Quy định thời gian kiểm tra các bộ phận (cáp, móc, tang, puly, phanh, cơ cấu an toàn…).
– Cách kiểm tra, bảo trì các bộ phận quan trọng.
Khóa học khác
- Huấn luyện an toàn vận hành bình áp lực
- Huấn luyện an toàn vận hành nồi hơi
- Khóa học an toàn theo Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH
- Khóa học an toàn lao động nhóm 1
- khóa học an toàn lao động nhóm 2
- Khóa học an toàn lao động nhóm 3
- Khóa học an toàn lao động nhóm 4
- Khóa học an toàn lao động nhóm 5
- Khóa học an toàn lao động nhóm 6
- Khóa học vệ sinh công nghiệp