Huấn luyện an toàn làm việc trong không gian kín

An toàn làm việc trong không gian kín

Tham khảo thêm: Huấn luyện an toàn khi hàn cắt kim loại

Không gian kín hay còn gọi là không gian hạn chế (Confined Space) là môi trường làm việc nguy hiểm nhất so với các môi trường làm việc thông thường.

Ngoài những kiến thức về “Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động” và “Kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh lao động” được quy định tại “Phụ lục IV của nghị định số 44/2016NĐ-CP”. Khóa học “An toàn khi làm việc trong không gian kín” sẽ cung cấp cho học viên các kiến thức chuyên ngành sau:

I. VĂN BẢN PHÁP QUY:

Các quy chuẩn, quy định của nhà nước về điều kiện an toàn khi làm việc trong không gian kín:

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế.

– Các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm trong môi trường làm việc nguy hiểm.

II. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH:

1. Các khái niệm cơ bản:

– Khái niệm về không gian kín, không gian hạn chế.

– Các dạng không gian hạn chế thường gặp.

2. Nhận dạng các mối nguy hiểm trong không gian kín:

– Khí độc.

– Thiếu hoặc thừa oxy.

– Môi trường dễ cháy nổ.

– Dòng chất lỏng hoặc rắn xuất hiện đột ngột.

– Nhiệt độ cao.

– Điện giật.

– Không gian làm việc thay đổi đột ngột (sập hầm, rào chắn…).

– Nguy hiểm sinh học.

3. Các thủ tục pháp lý trước khi vào không gian kín làm việc:

– Quy trình kiểm tra nhân sự làm việc trong không gian kín.

– Quy trình kiểm tra, đánh giá rủi ro môi trường làm việc trước khi thực hiện.

– Quy trình làm việc.

– Quy trình ứng cứu khi có sự cố nguy hiểm xảy ra.

4. Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá trước khi vào môi trường không gian kín:

– Huấn luyện, đào tạo trước khi làm việc trong không gian kín.

– Giấy phép làm việc trong không gian kín.

– Thông gió và xử lý khí.

– Khí thải.

– Kiểm tra hàm lượng khí thở, khí độc.

– An toàn điện, cơ khí.

– Thiết bị bảo hộ lao động.

– Sử dụng thiết bị làm việc an toàn.

– Truyền thông, thông tin liên lạc, biển hiệu cảnh báo.

– Phương án thoát hiểm và ứng cứu người bị nạn.

– Môi trường cháy nổ.

– Vật liệu dễ cháy nổ.

– Môi trường liên quan (bên ngoài) không gian kín.

5. Quy trình xử lý sự cố:

– Quy trình giải cứu người bị nạn.

– Quy trình sơ, cấp cứu.

6. Trang, thiết bị bảo hộ lao động:

– Phân loại, công dụng.

– Thực tập sử dụng thiết bị bảo hộ lao động.