Huấn luyện an toàn điện

An toàn điện

Tham khảo thêm: Huấn luyện an toàn vận hành thiết bị nâng

Ngoài những kiến thức về “Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động” cũng như những “Kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh lao động” được quy định tại “Phụ lục IV của nghị định số 44/2016NĐ-CP”. Khóa học “An toàn điện” sẽ đi sâu về các kiến thức chuyên ngành như:

I. VĂN BẢN PHÁP QUY

– Các khái niệm cơ bản về điện: Dòng điện, mạch điện, điện trở, điện áp… .

– Hệ thống ký hiệu, nhãn hiệu về an toàn điện.

II. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH:

1. Các khái niệm cơ bản:

– Các khái niệm cơ bản về điện: Dòng điện, mạch điện, điện trở, điện áp… .

– Hệ thống ký hiệu, nhãn hiệu về an toàn điện.

2. Các tai nạn liên quan đến điện:

– Học viên sẽ được trình bày các hiện tượng, nguyên nhân cũng như mức độ nguy hiểm của các tai nạn chủ yếu: điện giật, bỏng do điện giật, cháy nổ do điện, ngã do điện giật…

3. Các mối nguy hiểm và biện pháp khắc phục:

3.1. Các mối nguy hiểm:

– Vật dẫn để trần.Ổ cắm, phích cắm, dây dẫn điện không đảm bảo.

– Nối đất, nối không, cách điện.

– Mạch điện quá tải.

– Môi trường sử dụng điện.

3.2. Biện pháp khắc phục:  

Xây dựng các quy trình sử dụng, kiểm tra, giám sát khi làm việc liên quan đến điện:

– Nối đất nối không thiết bị, cách điện.

– Kiểm tra thiết bị đấu nối, dây dẫn.

– Sử dụng các thiết bị an toàn: Cầu chì, CB, ELCB … phù hợp.

– Che chắn, cách ly các vật mang điện để trần.

– Kiểm tra môi trường làm việc an toàn.

4. Quy trình vận hành, xử lý sự cố:

– Xây dựng quy trình vận hành an toàn, quy trình xử lý sự cố.

– Quy trình sơ, cấp cứu trong tai nạn liên quan đến điện.

– Hệ thống các tín hiệu, nhãn cảnh báo.

5. Trang, thiết bị bảo hộ lao động:

– Công dụng, chủng loại và cách sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động chuyên ngành.

– Hướng dẫn sử dụng các trang, thiết bị bảo hộ lao động.

– Cách kiểm tra, bảo trì các trang thiết bị bảo hộ lao động.