Kháo Học Đề Ấn 1956 Nâng Cao Kỹ Năng Cho Cấn Bộ Cấp Phường
THÔNG BÁO TUYỂN SINH
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH:
1. Sự cần thiết của chương trình:
Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, nơi thực hiện trực tiếp và cụ thể các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở xã, phường, thị trấn có đủ phẩm chất, năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Xuất phát từ vị trí quan trọng của cơ sở xã, phường, thị trấn, Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”. Sau khi Nghị quyết ra đời, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết của Trung ương và các Nghị định của Chính phủ; Tỉnh ủy, UBND các địa phương trên cả nước đã có nhiều giải pháp tích cực để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Các cấp ủy đã coi trọng và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức các mặt của đội ngũ cán bộ ở cơ sở.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từng bước được phát triển cả số lượng và chất lượng. Việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở và đưa sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về xã, phường, thị trấn công tác đã từng bước trẻ hóa và nâng cao trình độ về các mặt của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
Chất lượng đội ngũ được nâng lên cả về trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị và kinh nghiệm thực tiễn. Hệ thống chính trị ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần to lớn trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần quan trọng đảm bảo ổn định quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, do “lịch sử” để lại còn có không ít cán bộ, công chức cấp xã trong hệ thống chính trị chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, không được thường xuyên bồi dưỡng bổ trợ kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức pháp luật, kỹ năng hành chính, tin học, vì vậy chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý điều hành ở địa phương. Trên thực tế, cán bộ cấp xã đang phải tiếp nhận, xử lý một khối lượng công việc ngày càng nhiều.
Trong khi nhiều cán bộ ở cấp xã lại không được đào tạo cơ bản, nhiều chế độ chính sách liên tục được thay đổi nhưng ít được bồi dưỡng nghiệp vụ. Việc nắm bắt thông tin chậm dẫn tới thiếu tính nhạy bén, linh hoạt trong xử lý công việc, hiệu quả thực thi công vụ còn thấp, gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng tới sự phát triển về kinh tế, xã hội của địa phương.
Để đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức ở cơ sở ngày càng đi vào nền nếp, có chiều sâu, mang tính đồng bộ, có mục tiêu cụ thể rõ ràng và đặc biệt là có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành ở địa phương thì việc xây dựng đề án: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2012 - 2020” là một nhu cầu cần thiết nhằm nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ cấp cơ sở theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
2. Cơ sở xây dựng chương trình:
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 số 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.
- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
- Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Thông tư số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - TB&XH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Hướng dẫn số 2788/HD-BNV ngày 29/7/2011 của Bộ Nội vụ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg.
- Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ có đủ năng lực xây dựng hệ thống chính trị, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiên tiến, hiện đại;
- Các mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBCC của Thành phố cần cụ thể hóa thực hiện các mục tiêu trong Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
- Yêu cầu việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thiết thực, hiệu quả, đạt các mục tiêu cụ thể trong Kế hoạch.
III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
1) Cán bộ, công chức đang công tác trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, Nhà nước ở thành phố, ở quận, huyện, thị xã;
2) Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
3) Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
THỜI GIAN HỌC VÀ KHAI GIẢNG:
Khai Giảng: 04, 12, 24 hàng tháng
Thời Gian: Buổi sáng Từ 7h30 đến 11h30 Buổi chiều từ 13h30 đến 17h
THỦ TỤC NHẬP HỌC - ĐÓNG HỌC PHÍ
Học phí: 800.000đ/1hv ( Tám trăm nghìn đồng/ 1 học viên )
Hồ Sơ: 2 hình 3*4, 1 CMND photo (không cần công chứng)
Hình Thức 1: Đăng ký và đóng học phí trực tiếp tại PhòngTuyển Sinh của Viện quản lý đào tạo ESC (Giảm 10% học phí, Giảm 15% nếu đang ký 2 NV trở lên)
Hình Thức 2: Đăng ký qua Điện Thoại, Gmail, Fax. Gửi HS và đóng học phí ở bàn làm việc của Viện quản lý đào tạo ESC tại địa điểm khai giảng khóa học trước 20 phút.
=> Tham khảo: Lớp học chứng chỉ quản lý dự án
Khóa học khác
- Khóa Học Cho Cán Bộ Phường, Xã, Thị Trấn
- Đào tạo và tư vấn cấp chứng chỉ hành nghề
- Đấu thầu qua mạng - Chứng chỉ đấu thầu qua mạng
- Khóa học kỹ sư định giá xây dựng công trình
- Nghiệp vụ đấu thầu (Luật 43/2013/QH13 NGÀY 26/11/2013)
- Khai giảng lớp học an toàn lao động, vệ sinh lao động
- Tuyển sinh khóa học quản lí dự án
- Khóa học giám sát thi công xây dựng công trình
- Khai giảng lớp học Giám đốc quản lý dự án công trình
- Khai giảng khóa học hướng dẫn viên du lịch