TP HCM 'đau đầu' vì học sinh tăng đột biến

Theo ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Giáo dục TP HCM, năm nay toàn thành phố có gần 1,54 triệu học sinh, tăng gần 85.000 em so với năm trước. Trong đó, bậc mầm non tăng nhiều nhất với hơn 26.000, tiểu học hơn 25.000.

Đặc biệt, những quận vùng ven có số học sinh tăng đột biến như Bình Tân tăng 12.600 em, Bình Chánh tăng hơn 11.000, quận 12 hơn 8.300. Nhiều quận khác cũng có số học sinh tăng mạnh như Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức... 

Học sinh đông khiến nhiều trường phá chuẩn 45 lớp mỗi trường (bậc tiểu học). Điển hình như trường tiểu học Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh) trở thành một trong các trường dẫn đầu TP HCM về số lớp học với 61 lớp, mỗi lớp không dưới 50 học sinh. Nhiều trường khác trên địa bàn có từ 50 lớp trở lên, mỗi lớp thậm chí có trên 60 em, nhất là ở các quận vùng ven.

9-1-JPG-9312-1384160853-4330-1441338250.

Học sinh chen chúc ngoài hành lang trong giờ ra chơi ở trường tiểu học An Hội (Gò Vấp). Ảnh: Nguyễn Loan

Việc học sinh tăng đột biến như hiện nay ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề quản lý và chất lượng dạy học. Ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng Phòng Giáo dục quận Bình Tân cho biết, các em thiếu không gian học khi sĩ số quá đông, nhiều trường cắt bỏ việc học bán trú, còn các nhà quản lý phải "đau đầu" lo chỗ học và giáo viên cho các em. 

Theo ông Tuyên, chuẩn diện tích quy định là 8-10 m2 trên mỗi học sinh nhưng tại quận Bình Tân trung bình chỉ đạt 3,4 m2 đối với bậc tiểu học; THCS là 5,8 m2. Sân chơi, bãi tập, thư viện... đều co hẹp lại, gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập, giáo viên cũng phải làm việc với cường độ cao khi sĩ số tăng. 

Tương tự, ông Nguyễn Trí Dũng, Trưởng phòng Giáo dục huyện Bình Chánh cho hay, mỗi năm huyện "lo sốt vó" chuyện xây trường lớp cho học sinh. Biên chế lớp cũng tăng theo số học sinh nên nhu cầu giáo viên tăng mạnh. Năm học 2015-2016, Bình Chánh cần 421 giáo viên, 200 nhân viên nuôi dưỡng, trong đó thiếu 95 giáo viên mầm non, 183 giáo viên tiểu học và 137 giáo viên THCS, tuy nhiên đến nay mới tuyển được một nửa.

Nhiều quận khác cũng không đủ giáo viên vì chính sách không được tuyển người không có hộ khẩu thành phố. Hiện, nhiều trường phải tự cân đối nhân lực, giáo viên phải tăng giờ đứng lớp, phụ trách nhiều công việc cùng lúc.  

Trước tình hình này, năm học 2015-2016 TP HCM đã xây mới 44 trường học nhưng vẫn chưa đủ. Riêng tại quận Bình Tân từ năm 2010 đến nay đã xây mới và mở rộng 31 trường công lập với 639 phòng học và một trường khuyết tật. Quận đang xây tiếp 15 trường với 213 phòng; 45 trường dân lập và 120 nhóm lớp tư thục. Tuy nhiên vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu và theo kịp với tốc độ tăng chóng mặt của học sinh.

Trước đó, tại cuộc thảo luận về tờ trình "Miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí" tại kỳ họp thứ 19 HĐND TP HCM khóa 8 (kỳ họp bất thường), Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân cho biết để chuẩn bị cho năm học mới thành phố đã chi 17.000 tỷ đồng để xây trường lớp nhưng vẫn lo không đủ.

"Với số lượng này thì thử hình dung sẽ phải tăng bao nhiêu phòng học mới đủ? Thành phố đang rất lo, tôi cũng trực tiếp đi kiểm tra ở Bình Tân và Bình Chánh. Với tình hình gia tăng dân số cơ học này, đến năm 2020 chúng ta không biết lấy đất đâu ra mà xây trường học", ông Quân lo lắng nói. 

>>> Xem thêm: Khóa học giám đốc quản lý dự án | Chứng chỉ giám đốc quản lý dự án | Khóa học kỹ sư định giá

Nguyễn Loan

cialis generico viagra werking levitra pas cher cialis uten resept viagra priser apotek levitra comprimidos viagra precio en farmacia viagra nettbutikk cialis netist? viagra generico prezzo viagra generico levitra generika cialis kopen in nederland hva er kamagra kamagra sverige Kamagra schweiz levitra kopen levitra preis viagra on line cialis pas cher kamagra gel comprar viagra online kaufen viagra hinta kamagra oral jelly viagra kopen