Khai giảng lớp học sơ cấp nghề vận hành thiết bị sàng tuyển than
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO LỚP HỌC VẬN HÀNH THIẾT BỊ SÀNG TUYỂN THAN
Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
Sau khi học xong chương trình, người học có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề Vận hành thiết bị sàng tuyển than, có khả năng làm việc độc lập, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc cụ thể:
- Kiến thức:
+ Vận hành được máy tuyển lắng, máng tuyển rửa, xử lý bùn, máy đập, máy nghiền, băng tải;
+ Phân biệt được chất lượng sản phẩm khi tiêu thụ và nguyên lý tuyển trong máy lắng, trong máng rửa;
+ Vẽ được sơ đồ công nghệ cơ bản của nghề vận hành thiết bị sàng tuyển than;
+ Nêu được công dụng, đặc tính kỹ thuật cơ bản của các máy móc, thiết bị sàng, băng tải, bơm, cấp liệu;
+ Giải thích được sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy tắc an toàn, phương pháp bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác sàng tuyển than đúng kỹ thuật như: Máy lắng, máy rửa, máy đập xoay, thiết bị cấp liệu, sàng phân loại cỡ hạt;
+ Viết được công thức tính thu hoạch lý thuyết và cân bằng sản phẩm cho một số thiết bị tuyển;
+ Lập được quy trình lấy mẫu tĩnh và mẫu động, cách gia công mẫu;
+ Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Sàng - Băng - Bơm - Cấp liệu, các sự cố thường gặp, nguyên nhân, biện pháp phòng tránh và cách khắc phục;
+ Mô tả được khái quát về quá trình lấy mẫu, gia công mẫu để kiểm tra chất lượng sản phẩm;
+ Đưa ra được nguyên nhân, biện pháp phòng tránh, cách khắc phục trong khi vận hành máy tuyển, phân cấp thuỷ lực, cấp liệu;
+ Phân loại được các thành phần độ hạt của một số thiết bị sàng tuyển;
+ Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần độ hạt sau khi phân loại, ảnh hưởng đến quá trình lắng và quá trình tuyển trong máng rửa;
+ Nêu được các quy trình bôi trơn, làm mát, siết chặt, mạch điện động lực, mạch điện điều khiển đối với từng cấp;
+ Phân biệt được các cách thường dùng để nối băng cao su (có lõi thép và không có lõi thép);
+ Nêu được các quy định về lưới đột, lưới đan. Cách tính chuyển lỗ tròn sang lỗ lỗ vuông và ngược lại;
+ Tính được hiệu suất sàng theo kết quả lấy mẫu;
- Kỹ năng:
+ Thực hiện đúng các bước giao nhận ca làm việc theo quy định;
+ Thực hiên được quá trình bảo dưỡng, thay và kiểm tra được chế độ dầu mỡ cho các chi tiết máy sàng tuyển đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Điều chỉnh được chế độ làm việc của máy tuyển khi than không đảm bảo chất lượng;
+ Vận hành được các thiết bị: Sàng - Băng - Bơm - Máy đập đúng quy trình đảm bảo an toàn;
+ Thay thế, lắp đặt được các chí tiết máy như: bu lông, đai chuyền, lưới sàng đảm bảo an toàn;
+ Lấy được mẫu tại toa xe, đầu băng tải cho một lô sản phẩm hoặc đầu vào và ra của khâu sàng để tính hiệu suất sàng cho một cấp hạt;
+ Kiểm tra được bảng phân tích thành phần cơ hạt, thành phần chìm nổi;
+ Đọc được giá trị trên các loại đồng hồ đo có trong xưởng tuyển và ý nghĩa của chúng;
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị an toàn, bảo hộ lao động và các dụng cụ phục vụ sản xuất;
+ Xử lý được các sự cố bơm không lên nước, băng bị lệch, sàng không đảm bảo cỡ hạt, nước trong bể cô đặc bị đục quá mức cho phép, tỷ trọng huyền phù không đạt (quá thấp hoặc quá cao);
+ Pha mới được huyền phù có tỷ trọng yêu cầu đối với bể có dung tích đã biết.
Chính trị đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị đạo đức:
+ Có hiểu biết 1 số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác- Lê nin, Hiến pháp, Pháp luật và Luật lao động;
+ Phân biệt được quyền và nghĩa vụ của người công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam;
+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành công nghiệp khai thác mỏ của Việt Nam;
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
+ Yêu nghề luôn có ý thức học tập và rèn luyện nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của công việc, luôn có ý thức lao động, kỷ luật, có kỹ thuật, năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất;
+ Có trách nhiệm với công việc được giao, quý trọng bảo vệ thiết bị tài sản, tiết kiệm vật tư, vật liệu; đấu tranh chống sai phạm qui trình, qui phạm kỹ thuật;
+ Biết độc lập suy nghĩ để bước vào cuộc sống lao động, có trách nhiệm với bản thân và xã hội;
+ Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và của công nhân ngành mỏ nói riêng.
- Thể chất, quốc phòng
+ Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường;
+ Hiểu biết một số phương pháp tập luyện với nghề;
+ Có thói quen rèn luyện thân thể;
+ Đạt tiêu chuẩn sức khoẻ theo qui định nghề đào tạo;
+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết theo chương trình giáo dục quốc phòng;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Cơ hội việc làm:
Sau khi học xong chương trình “Vận hành thiết bị sàng tuyển than”, người học với kiến thức chuyên môn có khả năng làm tổ trưởng, đốc công, cán bộ chỉ huy sản xuất và năng lực thực hành có khả năng làm việc độc lập, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào các công việc cụ thể của nghề, xử lý các tình huống phức tạp, các sự cố, có khả năng tổ chức sản xuất theo nhóm trong các nhà máy công ty, xí nghiệp sản xuất và kinh doanh than như: Các nhà máy sàng tuyển than, các công trường, phân xưởng Kiểm tra chất lượng sản phẩm, phân xưởng chế biến than, công ty than góp phần phát triển kinh tế và xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
DANH MỤC CÁC MÔN HỌC. MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Các môn học chung |
|||
1 |
Chính trị |
4 |
Giáo dục Quốc phòng- An ninh |
2 |
Pháp luật |
5 |
Tin học |
3 |
Giáo dục thể chất |
6 |
Ngoại ngữ |
Các môn học/mô đun đào tạo nghề bắt buộc |
|||
Các môn học/mô đun kỹ thuật cơ sở |
|||
1 |
Vẽ kỹ thuật |
9 |
Cơ sở lý thuyết hoá |
2 |
Đo lường điện |
10 |
Thuỷ lực học |
3 |
Khí cụ điện |
11 |
Kỹ thuật Nguội |
4 |
Điện tuyển |
12 |
Kỹ thuật Gò |
5 |
Cơ kỹ thuật |
13 |
Kỹ thuật Hàn |
6 |
Sức bền vật liệu |
14 |
Kỹ thuật lắp ráp điện |
7 |
Tổ chức sản xuất |
15 |
Kỹ thuật an toàn |
8 |
Vật liệu cơ khí |
|
|
Các môn học/mô đun chuyên môn nghề |
|||
1 |
Tuyển từ |
6 |
Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị khử nước khử bụi |
2 |
Tuyển trọng lực |
7 |
Kiểm tra chất lượng sản phẩm |
3 |
Tuyển nổi |
8 |
Thực tập sản xuất |
4 |
Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị chuẩn bị khoáng sản |
9 |
Các môn học/mô đun đào tạo tự chọn |
5 |
Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị tuyển than |
|
|
Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn |
|||
1 |
Văn hoá doanh nghiệp |
7 |
Phân tích mẫu |
2 |
Môi trường chế biến khoáng sản |
8 |
Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị chuẩn bị khoáng sản (nâng cao) |
3 |
Hoá phân tích |
9 |
Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị tuyển than (nâng cao) |
4 |
Tiêu chuẩn đo lường |
10 |
Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị khử nước khử bụi (nâng cao) |
5 |
Lấy mẫu than |
11 |
Thực tập sản xuất (nâng cao) |
6 |
Gia công mẫu than |
12 |
Thực tập sản xuất Kiểm tra chất lượng sản phẩm |
Khóa học khác
- Khai giảng lớp học sơ cấp nghề xây dựng công trình thủy
- Khai giảng lớp học sơ cấp nghề chế biến cà phê - ca cao
- Khóa học sơ cấp nghề chế biến dầu thực vật
- Lớp học sơ cấp nghề chế biến rau quả
- Lớp học sơ cấp nghề chế biến thực phẩm
- Khóa học sơ cấp nghề chế biến và bảo quản thủy sản
- Khóa học sơ cấp nghề công nghệ chế biến chè
- Đào tạo sơ cấp nghề công nghệ dệt
- Lớp học sơ cấp công nghề sản xuất ván nhân tạo
- Đào tạo sơ cấp nghề sản xuất bánh kẹo